4 CÁCH ĐỂ BÉ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐÚNG CÁCH

Tìm hiểu 4 cách để bé phát triển kỹ năng giao tiếp đúng cách trong giai đoạn mầm non là rất quan trọng. Điều này giúp bé phát triển toàn diện về kỹ năng ngôn ngữ, tư duy, cảm xúc và xây dựng được các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 

1. Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là cánh cửa kết nối chúng ta với thế giới xung quanh. Giao tiếp không chỉ quá trình là việc truyền đạt thông tin, mà còn giúp chúng ta chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. 

Giao tiếp được diễn ra từ 2 chiều người nói và người nghe. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng các hình thức, phương tiện ngôn ngữ như lời nói, viết, ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, âm thanh, các phương tiện truyền thông….để lắng nghe, hiểu, diễn đạt và phản hồi thông tin một cách hiệu quả.  

Giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ đơn giản là hành động nghe và nói mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhất.

2. Vai trò kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ 

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đóng vai trò rất quan trọng. Khả năng giao tiếp ở trẻ nhỏ phát triển qua từng giai đoạn khác nhau. Từ việc sử dụng cử động tay chân và tiếng khóc ở giai đoạn sơ sinh, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ, thái độ, cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể từ 3 tuổi. 

Chuyên gia khuyến cáo nên giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ nhỏ vì não bộ của trẻ trong giai đoạn này đang phát triển nhanh chóng. Trẻ giao tiếp tốt sẽ linh hoạt trong ngôn ngữ, lịch sự trong ứng xử, và thể hiện rõ cá tính của mình, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

2.1 Chủ động xây dựng các mối quan hệ

Trẻ biết cách giao tiếp có thể tự chủ động diễn đạt suy nghĩ, truyền đạt thông điệp và bày tỏ mong muốn với mọi người xung quanh. Kỹ năng này cũng giúp trẻ truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng, tránh được những tình huống không mong muốn. Đồng thời lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

2.2 Phát triển toàn diện

Kỹ năng giao tiếp là nền tảng cho sự phát triển tư duy phản biện và các kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, thuyết trình,…. Sử dụng tốt kỹ năng giao tiếp trẻ sẽ luôn tự tin, phát huy được tiềm năng bản thân và tạo dựng được thành công trong tương lai.

3. Bí quyết giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp đúng cách

Giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là hoạt động nghe và nói mà là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao nhất.

3.1 Xây dựng môi trường giao tiếp 

Cha mẹ cần tạo ra môi trường giao tiếp lành mạnh và phù hợp để thực hành. Cha mẹ nên dành thời gian khi ở nhà để trò chuyện với con, lắng nghe suy nghĩ và câu hỏi của con, cung cấp giải đáp cho những thắc mắc, giúp con hoạt ngôn và phát triển tư duy. 

3.2 Khuyến khích trẻ đọc sách 

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên đọc sách, kể chuyện trẻ có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ, đồng thời mở rộng vốn từ vựng và cải thiện khả năng ngôn ngữ. Hành động khuyến khích trẻ kể chuyện và đọc thơ cũng giúp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho việc học tập và làm việc trong tương lai. 

3.3 Chủ động bày tỏ ý kiến, thể hiện quan điểm 

Một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của mình. Đối với trẻ sôi nổi, hoạt bát, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho trò chuyện và chia sẻ thông tin. Đối với trẻ nhút nhát, cần thêm thời gian tạo sự thoải mái và khích lệ con bày tỏ ý kiến.

Xây dựng mối quan hệ giao tiếp gần gũi giữa cha mẹ và trẻ cũng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tự tin bày bỏ mong muốn, ý kiến với phụ huynh. Việc dành thời gian chia sẻ và quan tâm đến sự phát triển của trẻ sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.

Ngoài ra, việc giáo dục trẻ về việc nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và xin lỗi chân thành khi cần thiết là một phần quan trọng của quá trình giáo dục, giúp trẻ phát triển lòng biết ơn, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm. 

3.4 Tham gia hoạt động nhóm và ngoài trời 

Việc tham gia vào các hoạt động vui chơi hoặc sử dụng các đồ chơi, học cụ thông minh giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và tưởng tượng, đồng thời kích thích não bộ vận hành linh hoạt.

Hoạt động nhóm, đặc biệt là khi tham gia với bạn bè, đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trong môi trường nhóm, trẻ có cơ hội tương tác, giao lưu, và phát triển kỹ năng đàm phán và thuyết phục.

Các hoạt động ngoài trời giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và khám phá thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp thông qua giao lưu với nhiều người và tham gia hoạt động tập thể. Vì vậy, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn so với những bé ít tiếp xúc với môi trường xã hội.

3.5 Môi trường học tập tích cực 

Ở trường, việc vui chơi và tương tác với bạn bè giúp trẻ khám phá những điều mới, học hỏi thông qua trải nghiệm, đồng thời củng cố khả năng giao tiếp. Điều này giúp trẻ tích luỹ thêm nhiều thông tin hữu ích.

Tại Hệ thống Mầm non Quốc tế Global Ecokids, chúng tôi cam kết cung cấp một môi trường giáo dục quốc tế an toàn, thân thiện, giáo án song ngữ với phương pháp học tập truy vấn tập trung cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chúng tôi chú trọng đặc biệt vào việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, với nhiều hoạt động giáo dục sáng tạo nhằm khuyến khích, rèn luyện trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, sự tò mò và sự sáng tạo.