PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM BA MẸ CẦN BIẾT!
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khách, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEAM.
Phương pháp STEAM có hiệu quả ra sao?
– Thứ nhất: STEAM phá bỏ khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tiễn.
STEAM thực chất là sự tích hợp của nhiều bộ môn khác nhau, hay còn gọi là tiếp cận theo phương thức liên môn thông qua các hoạt động thực hành và ứng dụng cụ thể. Nhờ đó mà người học không chỉ được cung cấp lý thuyết mà còn được ứng dụng nó ngay vào đời sống thực tế.
– Thứ 2: STEAM giúp người học phát triển và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trong mỗi giờ học của phương pháp STEAM, một tình huống thực tế có liên quan đến chủ đề bài học sẽ được đặt ra, yêu cầu học sinh phải nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng kiến thức từ nhiều môn học để có thể xử lý và giải quyết vấn đề.
– Thứ 3: STEAM hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo.
Đây là phương pháp đề cao sự sáng tạo, tư duy của người học. Mỗi cá nhân phải là một nhà phát minh có khả năng tự hiểu bản chất của vấn đề, mở rộng vấn đề và biết cách giải quyết; biết sửa chữa, chế tạo ra những sản phẩm có ích cho con người.
Lợi ích của dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM:
Việc định hướng giáo dục STEAM cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo giúp trẻ bồi dưỡng năng lực tư duy, trải nghiệm cũng như phát triển toàn bộ các kỹ năng mềm
- Cơ hội học tập trải nghiệm
- Cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống, tạo ra những sản phẩm ý nghĩa
- Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi: Con biết gì về nó? Muốn biết thêm gì? Làm thế nào để biết?
- Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
- Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ với các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Toán và làm tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau.
Như vậy, chúng ta vừa điểm qua những đặc điểm cơ bản trong phương pháp giáo dục STEAM. Hi vọng với bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm nguồn kiến thức hữu ích cũng như lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp cho con của mình nhé.