Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Có tốc độ truyền nhiễm và khả năng lây lan rất cao, thậm chí là bùng thành dịch nếu không kiểm soát tốt.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng và để lại nhiều hệ lụy nặng nề, thậm chí gây tử vong cao ở trẻ dưới 3 tuổi. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, trẻ dưới 3 tuổi tử vong do tay chân miệng chiếm 75% – 86% tổng số ca tử vong ở trẻ em do bệnh này.
Bệnh tay chân miệng có thể xay ra quanh năm. Tuy nhiên, thông thường vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 và từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao.
Dịch tiết mũi họng, phân, nước bọt hoặc chất dịch từ các bọc nước chính là nơi virus trú ngụ và lây truyền. Trẻ em khi tiếp xúc trực tiếp với các đường truyền bệnh hoặc nuốt phải nước bọt người bệnh có khả năng cao bị lây nhiễm. Nguy cơ lây truyền bệnh mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm vẫn có thể kéo dài vài tuần (dù người bệnh đã khỏi hoàn toàn) do virus còn trú ngụ trong phân.
Thời gian ủ bệnh: thường kéo dài từ 3-7 ngày. Đây là thời kỳ chưa có biểu hiện rõ của bệnh, người bệnh không biết mình bị nhiễm virus và khả năng lây truyền virus cho cộng đồng rất cao.
Thời kỳ khởi phát: 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, quấy khóc, đau họng, biếng ăn, ỉa lỏng vài lần/ngày.
Thời kỳ toàn phát: 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
Thời kỳ lui bệnh: 3-5 ngày sau trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Biến chứng bệnh tay chân miệng:
Sau khi bị tay chân miệng, hầu hết trẻ đều hồi phục hồi hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên bên cạnh virus coxsackievirus A16, bệnh tay chân miệng cũng có thể bắt nguồn từ các virus khác như virus nhóm Enterovirus bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) rất nguy hiểm. Mỗi lần bệnh cơ thể sẽ tạo kháng thể với loại virus mắc bệnh. Do đó trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng trở lại nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Do đó, việc chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa tay chân miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa trẻ mắc bệnh này, bảo vệ sức khỏe của trẻ an toàn, khỏe mạnh. Các biện pháp thực hiện:
5.1. Phòng tránh lây lan:
Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ hồi phục sau 7 – 10 ngày. Để tránh lây lan, phụ huynh cần:
5.2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà:
Trên đây là tổng hợp các thông tin hữu ích được Global EcoKids thu thập qua các trang thông tin chính thức của Bộ Y tế. Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan và nguy hiểm nên quý phụ huynh không nên chủ quan và nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng – chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Global EcoKids